Các luật đá bóng cơ bản trên sân cỏ mà bạn nên biết

Giới thiệu những luật bóng đá cơ bản mà mọi cầu thủ cần biết dù là đá bóng trên sân cỏ tự nhiên hay sân cỏ nhân tạo. Luật này được dùng để áp dụng cho tất cả các giải bóng đá từ nghiệp dư cho đến chuyên nghiệp, và tùy một số trường hợp có thể điều chỉnh để phù hợp với các giải trẻ, không chuyên nghiệp, nữ…

Mục tiêu của mỗi trận bóng đá là ghi điểm bằng cách đưa bóng vào khung thành đội đối địch. Ngoại trừ thủ môn, các cầu thủ khác đều không được cố ý dùng tay hoặc cánh tay để chơi bóng. Đội chiến thắng là đội ghi được nhiều bàn thắng hơn khi kết thúc trận đấu.

luật bóng đá cơ bản cho mọi giải đấu

Luật bóng đá là hệ thống các quy định thống nhất được áp dụng trong các trận đấu bóng đá. Chúng được ban hành bởi Ủy ban Bóng đá Quốc tế (viết tắt IFAB – International Football Association Board).

Hệ thống luật thi đấu này được áp dụng tại tất cả các quốc gia trên thế giới. Mọi cầu thủ, huấn luyện viên, trọng tài và cổ động viên đều cần nắm rõ các quy định này.

Các quy định trên sân bóng

1. Số lượng cầu thủ trên sân bóng

Các trận đấu bóng đá tiêu chuẩn sẽ gồm có 22 người thi đấu cùng lúc trên sân. Trong đó mỗi đội gồm có 10 cầu thủ và 1 thủ môn. Nếu mỗi đội có ít hơn 7 người trên sân, trận đấu không thể diễn ra.

Trong đó, 10 cầu thủ sẽ chia thành:

  • 3 tới 5 hậu vệ (đứng gần khung thành, bảo vệ khung thành).
  • 3 – 5 tiền vệ (đứng ở giữa sân và thường xuyên di chuyển lên trên để tấn công hoặc di chuyển xuống để bảo vệ khung thành).
  • 1 -2 tiền đạo, đứng ở gần sát khung thành đối phương để nhận bóng và thực hiện ghi bàn.

Dù sử dụng bất kỳ sơ đồ chiến lược nào thì 1 đội bóng luôn luôn phải có 1 và chỉ có 1 thủ môn duy nhất ở trong khung thành.

1. Số lượng cầu thủ trên sân bóng 1

Đối với các giải đấu lớn được quy định trong luật bóng đá của FIFA, trong 1 trận đấu mỗi đội chỉ được thay người 3 lần tương ứng với 3 cầu thủ dự bị trong mỗi trận đấu. Nếu đã hết quyền thay thế cầu thủ thì huấn luyện viên buộc phải đưa một cầu thủ đang đá trên sân, dù là hậu vệ, tiền vệ hay tiền đạo xuống bảo vệ khung thành.

Vì thế mỗi đội bóng sẽ thường có nhiều hơn 11 người. Những người đã mệt mỏi hoặc chấn thương sẽ được thay thế bằng các cầu thủ khác. Họ được gọi là cầu thủ dự bị.

Trong các giải đấu dành cho cầu thủ trẻ, số lượng người thay thế sẽ tăng thêm. Trong các trận đấu giao hữu (trận đấu không được tính điểm, có tính cọ xát, tập luyện hay biểu diễn) thì không giới hạn số lượng cầu thủ được thay thế. Tuy nhiên người đã thay ra ngoài không được trở lại sân thi đấu.

2. Quy định cách chơi của các cầu thủ

Trong khi tìm hiểu về luật chơi bóng đá về đội hình thi đấu, người duy nhất của mỗi đội được phép chơi bóng bằng tay trong suốt diễn biến của trận đấu chỉ có thủ môn. Các cầu thủ khác trên sân sẽ được chia ra để chơi tại các vị trí khác, điều này căn cứ vào khả năng chơi bóng của các cầu thủ.

3. Quy định về trang bị trên sân

Giày là trang bị bắt buộc đầu tiên mà mọi cầu thủ bóng đá phải có. Giày sử dụng trong bóng đá 11 người là giày đá bóng chuyên dụng. Cầu thủ cũng cần có vớ (tất) và một cặp bảo vệ ống chân. Phần với phải che phủ hoàn toàn phần bảo vệ ống chân.

Các cầu thủ trong một đội sẽ mặc đồng phục gồm quần ngắn, áo (ngắn tay hoặc dài tay). Thủ môn sẽ có một trang phục riêng để phân biệt với các cầu thủ còn lại trong đội. Trang phục của thủ môn cũng gồm quần áo (dài hoặc ngắn) và một đôi găng tay. Hai đội sẽ có màu trang phục khác nhau về màu sắc đáng kể để dễ phân biệt.

Trọng tài là người kiểm tra các vấn đề trang bị của cầu thủ. Nếu không đạt yêu cầu theo các quy định trên, bạn không thể ra sân thi đấu.

Các cầu thủ nghiêm cấm mang theo các vật dụng nguy hiểm vào sân.

4. Quy định về thời gian của mỗi trận bóng

Một trận đấu bóng đá tiêu chuẩn sẽ có tổng cộng 90 phút thi đấu chính thức. Thời gian này được chia là 2 hiệp đấu với mỗi hiệp là 45 phút. Mỗi đội sẽ chơi ở một bên sân trong một hiệp rồi đổi bên ở hiệp còn lại.

Khoảng nghỉ giữa 2 hiệp là 15 phút. Đây là thời gian các cầu thủ nghỉ ngơi và nghe chỉ đạo của huấn luyện viên. Trận đấu thường bị gián đoạn do các cầu thủ chấn thương hay bóng ra ngoài biên. Khi đó trọng tài sẽ cộng thêm thời gian bù giờ sau khi hết 45 phút ở mỗi hiệp.

4. Quy định về thời gian của mỗi trận bóng 1

Trong một số trận đấu loại trực tiếp sẽ không chấp nhận kết quả hòa. Nếu trong 90 phút chính thức và bù giờ, các đội hòa nhau sẽ phải đá hiệp phụ. Hiệp phụ sẽ có tổng thời gian 30 phút và chia là 2 như trên. Tuy nhiên 2 đội sẽ đổi sân và thi đấu ngay sau mỗi hiệp phụ chứ không nghỉ.

5. Quy định về sử dụng thẻ trên sân

Ngoài việc bị phạt, cầu thủ phạm lỗi có thể nhận thẻ và hoặc thẻ đỏ từ trọng tài. Thẻ vàng là hình thức cảnh cáo khi các cầu thủ phạm những lỗi có tính chất như sau:

  • Hành vi phi thể thao (ở mức độ nhẹ).
  • Không chấp hành phán quyết của trọng tài.
  • Liên tục phạm luật khi thi đấu.
  • Làm gián đoạn, làm chậm việc đưa bóng vào cuộc lại (hay còn gọi là câu giờ).
  • Không tuân thủ khoảng cách cần thiết khi thực hiện đá phạt hay ném biên.
  • Vào sân thi đấu mà không được sự cho phép của trọng tài.
  • Cố ý rời sân thi đấu mà không được phép của trọng tài.
  • Chơi bóng bằng tay cố ý (tùy tình huống).

Thẻ đỏ là hình thức kỷ luật nặng nhất mà trọng tài có quyền áp đặt lên cầu thủ. Người bị thẻ đỏ sẽ lập tức bị truất quyền thi đấu và đội sẽ không được quyền thay thế. Nếu bạn nhận 2 thẻ vàng trong 1 trận đấu thì cũng tương đương với 1 thẻ đỏ. Thẻ đỏ được sử dụng trong các tình huống phạm lỗi sau:

  • Chơi xấu một cách nghiêm trọng.
  • Có hành vi bạo lực trên sân bóng.
  • Nhổ nước bọt vào đối thủ hoặc bất kỳ người nào trên sân.
  • Ngăn cản đối phương ghi bàn không đúng luật.
  • Cố tình chơi bóng bằng tay trong vòng cấm địa hoặc để ngăn đối phương ghi bàn.
  • Sử dụng lời nói, hành vi có tính chất thóa mạ trên sân bóng.

Bạn có thể tìm hiểu thêm về:

Các luật đá bóng cơ bản trên sân cỏ

Có hai trạng thái bóng chính trên sân theo luật bóng đá, đó là bóng động và bóng chết. Thời gian bóng động trong trận đấu được tính từ thời điểm các cầu thủ bắt đầu trận đấu bằng cú phát bóng giữa sân cho đến khi bóng rơi ra ngoài khu vực sân thi đấu hoặc trận đấu bị ngừng lại bởi quyết định của trọng tài (do cầu thủ phạm lỗi, chấn thương hoặc tình huống đặc biệt khác), khi đó bóng rơi vào trạng thái bóng chết.

Trận đấu lúc này sẽ được khởi động lại bằng các cách chính sau:

  • Ném biên: Khi bóng rơi ra ngoài đường biên dọc do tác động của một cầu thủ đội nhà (dù ở trên mặt sân hay bay trên không). Đội đối phương sẽ được hưởng quyền ném bóng từ vị trí trên đường biên dọc mà bóng rời sân. Từ quả ném biên, bàn thắng chỉ được công nhận khi chạm chân cầu thủ khác.
  • Phát bóng: Khi bóng rơi ra ngoài đường biên ngang do tác động của cầu thủ tấn công đối phương. Đội phòng ngự sẽ được hưởng quyền phát bóng lên. Từ quả phát bóng, nếu bóng được đá vào cầu môn, bàn thắng được công nhận.
  • Phạt góc: Khi bóng rơi ra ngoài đường biên ngang do tác động của cầu thủ phòng ngự. Đội tấn công sẽ được hưởng quyền đưa bóng vào trận đấu bằng cú đá từ điểm đá phạt góc (là điểm nối giữa đường biên dọc và đường biên ngang). Từ quả đá phạt góc, nếu bóng được đá vào cầu môn, bàn thắng sẽ được tính.
  • Đá phạt gián tiếp: Khi có cầu thủ bị phạm lỗi nhẹ. Đội đối phương sẽ được hưởng quyền đưa bóng vào trận đấu, nếu đá bóng trực tiếp vào cầu môn, bàn thắng không được công nhận. Bàn thắng chỉ được công nhận khi bóng chạm chân một cầu thủ khác.
  • Đá phạt trực tiếp: Khi có cầu thủ bị phạm lỗi nặng (lỗi quy định trong điều 12 của Luật bóng đá, ví dụ bị phạm lỗi khi đang có lợi thế tấn công, bị phạm lỗi từ phía sau). Đội đối phương sẽ được quyền đưa bóng vào trận đấu và bàn thắng ghi vào cầu môn từ cú đá phạt này sẽ được tính.
  • Phạt đền: Khi có cầu thủ tấn công bị phạm lỗi trong khu vực cấm địa của đội phòng ngự. Đội tấn công sẽ được hưởng cú đá phạt từ vị trí đá phạt 11m, đây là cú đá chỉ có sự tham gia của một cầu thủ đội tấn công (người sút phạt đền) và thủ môn đội phòng ngự.
  • Thả bóng: Khi trận đấu bị dừng lại không phải do bóng ra ngoài sân hoặc có cầu thủ bị phạm lỗi (ví dụ có cầu thủ bị chấn thương, có cổ động viên nhảy vào sân). Trọng tài sẽ là người cầm bóng và thả trước sự có mặt của một cầu thủ mỗi đội.

Các quy định này được xem là quy ước cho các trận thi đấu, cho cả các trận thi đấu chính thức của FIFA lẫn các trận thi đấu nghiệp dư trên các sân bóng đá nhân tạo.

Đừng bỏ lỡ

Chi phí đầu tư sân cỏ nhân tạo là bao nhiêu?

Cỏ nhân tạo giờ đây đã trở nên phổ biến, nhiều nhà đầu tư tự hỏi liệu việc thay thế bãi có tự nhiên bằng cỏ nhân tạo có đáng để đầu tư hay không và chi phí đầu tư sân cỏ nhân tạo là bao nhiêu? Để giúp


Xin hỏi chi phí làm sân cỏ nhân tạo 7 người?

HỎI: Thời gian tới tôi dự định đầu tư vào mảng sân cỏ nhân tạo, tôi muốn tìm hiểu trước và muốn hỏi chi phí làm sân cỏ nhân tạo 7 người là bao nhiêu? Anh Trần Duy Minh (Hà Nam) TRẢ LỜI: Chào


Báo giá cỏ nhân tạo nhanh chóng và chính xác

Bạn đã rất ngưỡng mộ những bức tường, hay những sân vườn được trang trí bằng cỏ nhân tạo và muốn sở hữu một khoảng không gian như vậy? Bạn có kế hoạch kinh doanh sân bóng đá, và cần tìm báo giá cỏ

Nói chuyện với các chuyên gia tư vấn miễn phí của chúng tôi. Cùng nhau, chúng ta sẽ đưa ra giải pháp tốt nhất!

CÔNG TY CỔ PHẦN KINH DOANH VÀ XÂY DỰNG PHÚ THÁI

Tư vấn miễn phí - Thi công tận tâm - Bảo hành tối thiểu 3 năm

Địa chỉ: 272 Lê Trọng Tấn, phường La Khê, quận Hà Đông, Hà Nội

Email: thamconhantaovn@gmail.com

Website: thamconhantao.vn

GỌI NGAY: 0984.101.155

Tại sao bạn nên chọn chúng tôi? Giới thiệu về Phú Thái Xem TẠI ĐÂY

Xem các sản phẩm của chúng tôi:

Menu Title Menu Title